THÔNG TIN VỀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY, HĐND, UBND, UBMTTQVN XÃ
STT
|
Họ tên
|
Chức danh
|
Sdt
|
email
|
1
|
NGUYỄN CÔNG TẠ
|
Bí thư
|
0975829025
|
congtatravinh@gmail.com
|
2
|
HỒ VĂN DẤU
|
Phó Bí thư
|
01688849719
|
hvdautravinh@gmail.com
|
3
|
HỒ THÁI VINH
|
PCT.HĐND
|
01672206810
|
hdndtravinh@gamil.com
|
4
|
ĐINH VĂN ĐẸP
|
Chủ tịch UBND
|
01687994490
|
dvdeptravinh@gmail.com
|
5
|
NGUYỄN HỮU QUANG
|
P.CT UBND
|
01676671456
|
nhquang.it@gmail.com
|
6
|
NGUYỄN ĐÔI HỒNG
|
P.CT UBND
|
0169478492
|
hongtravinh@gmail.com
|
7
|
NGUYỄN VĂN HỌC
|
VP-TK
|
01627079559
|
hocnguyen88pn@gmail.com
|
8
|
HỒ THỊ TÔI
|
VP-TK
|
01679034780
|
|
9
|
TRẦN QUỐC HẢI
|
CT UB.MTTQVN
|
0987772250
|
quochaitravinh@gmail.com
|
10
|
HỒ THỊ BÔNG
|
CT HLHPN
|
01658643931
|
lhpntravinh@gmail.com
|
11
|
HỒ THANH TRƯỜNG
|
CT HND
|
01655356721
|
hndtravinh@gmail.com
|
12
|
|
|
|
|
13
|
TRẦN THỊ THU TRANG
|
KẾ TOÁN
|
0989430081
|
thutrang0404nt@gmail.com
|
14
|
TRẦN MẠNH LINH
|
ĐC - NL
|
01684720886
|
diachinhtravinh@gmail.com
|
15
|
NGUYỄN VĂN HƠN
|
TP-H TỊCH
|
0975771438
|
hotichtravinh@gmail.com
|
16
|
HỒ VĂN NÀO
|
TRƯỞNG CA
|
01697219402
|
|
GIỚI THIỆỤ XÃ TRÀ VINH
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
+ Xã Trà Vinh là xã vùng núi cao thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cách trung tâm hành chính huyện 17 km về hướng Tây Nam.
Phía Bắc giáp Trà Vân, huyện Nam Trà My
Phía Nam giáp xã Đak nên huyện KonPlong tỉnh Kon Tum
Phía Tây giáp xã Trà Don huyện Nam Trà My
Phía Đông giáp xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
+ Địa hình phức tạp hầu hết đồi núi đất đốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ.
+Diện tích tự nhiên: 3.886,64 ha, trong đó:
* Diện tích đất nông nghiệp là: 2.121,43 ha, gồm:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 15,53 ha
+ Đất lâm nghiệp: 1.967,9 ha
* Diện tích đất chuyên dùng: 12,51 ha
* Diện tích đất ở: 8,71 ha
* Diện tích đất chưa sử dụng: 1707,5ha
* Diện tích đất nghĩa địa: 1,5ha
* Diện tích đất sông suối, mặt nước: 14,83 ha
2. Lịch sử
+ Xã Trà Vinh từng là thôn 4 của xã Trà Vân, huyện Trà My cũ của tỉnh Quảng Nam. Ngày 22 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/199/NĐ-CP, thành lập xã Trà Vinh trên cơ sở 3.851 ha và 1.328 nhân khẩu của xã Trà Vân, huyện Trà My cũ.
3. Các thôn của xã:
+ Xã Trà Vinh, Nam Trà My có 4 thôn 18 nóc, gồm Thôn 1(nóc Ông Tý, Ống Nút, Ông Đoàn), Thôn 2(Nóc Ông Ba, Ông Tuấn, Ông Lượng, Ông Mai, Ông Ka, Ông Phương, Ông Út), Thôn 3(Nóc Ông Prôi, Ông Deo, Ông Một, Ông Trung, Thôn 4(Nóc Tap Yêu, Tack Du, Tu Priet, Tu Tut).
4. Thực trạng kinh tế - xã hội
+ Xã Trà Vinh có 4 thôn. Trung tâm hành chính đặt tại thôn 1, đã được đầu tư cơ bản điện, đường giao thông, trường THCS, Tiểu học, Mẫu giáo, Trạm Y tế. Tuy nhiên, 3 thôn còn lại chưa có đường giao thông đi tới, nhiều điểm trường còn tạm bợ chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.
+ Về sản xuất nông-lâm nghiệp: hiện nay, bà con nhân dân vẫn theo tập tính canh tác lâu đời, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào lúa rẫy, lúa ruộng, cơ cấu cây trồng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tăng cây công nghiệp quế Trà My, gần đây là cây keo, cây cau, cây mây, cây chuối. Việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng được chú trọng, diện tích ruộng lúa nước không ngừng tăng lên, mỗi năm khai hoang tư 2-3 ha, diện tích lúa rẫy giảm mạnh, không còn tình trạng chặt phá rừng già làm nương rẫy; sản lượng lương thực cây có hạt hằng năm đạt kế hoạch đề ra. Chăn nuôi có sự phát triển, chuyển biến tích cực, nhiều hộ dân đã có ý thức chăn nuôi có chuồng trại, dự trữ thức ăn, tổng đàn gia súc gia cầm có tăng lên nhưng chưa đáng kể do dịch bệnh còn xảy ra nhiều.
5. Cơ sở hạ tầng
+ Hiện tại xã chỉ có 1/4 thôn đường ô tô vào đến trung tâm, các thôn còn lại đi theo đường mòn nhân dân tự làm; 1/4 thôn có điện thắp sáng ở khu vực, tuy nhiên chỉ có 2 Nóc có đường điện đi tới, các thôn khác dùng điện thủy luân nhỏ, không đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất; các công trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống kênh mương, hệ thống nước sinh hoạt được xây dựng mới và tu bổ thường xuyên; trụ sở làm việc xã được xây dựng mới năm 2010, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hành chính hiện nay, trụ sở y tế, trường THCS được xây mới; xã hiện nay chưa có đường nhựa từ trụ sở đi các thôn, đường đất đến thôn 2 đang triển khai được khoảng 2 km, còn khoảng 15 km đường đến các thôn chưa được phóng tuyến và chưa có dự án thực hiện.
6. Dân số và đời sống nhân dân
+ Dân số: Dân số toàn xã là 1.786 người (tính đến thời điểm tháng 12/2013), chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Ca dong chiếm 98,5%, và các dân tộc khác chiếm 1,5%; Dân cư phân tán, mật độ dân số bình quân: 97 người/km2 (không tính diện tích đất thôn 3, thôn 4 thuộc tỉnh Kon tum).
+ Tình hình đời sống nhân dân: Đời sống đồng bào các dân tộc trên đại bàn xã còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫy một vụ. Tình trạng đói giáp hạt còn xảy ra ở nhiều nơi. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (83% năm 2014)
7. Văn hóa giáo dục
+ Toàn xã có 3 đơn vị trường học (trong đó: có 1 trường THCS Bán trú , 01 trường Tiểu học, 01 trường mẫu giáo, riêng bậc tiểu học và mẫu giáo có 4 điểm trường thôn
+ Về đội ngũ cán bộ xã: phần lớn chưa có kinh nghiệm thực tiễn, chưa được đào tạo cơ bản; trình độ văn hóa thấp. Hiện nay, có 4 cán bộ xã đang theo học lớp Đại học Nông lâm do UBND huyện phối hợp tổ chức.
+ Về phủ sóng truyền thanh - truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc: do điều kiện miền núi cao, địa hình phức tạp nên sóng phát thanh, truyền hình của đài tỉnh, đài khu vực không phủ sóng được. Vì vậy, hằng năm bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Huyện đã hỗ trợ cho xã loa truyền thanh đặt tại trụ sở UBND xã để phục vụ cung cấp thông tin cho đồng bào. Mạng lưới thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu, điện thoại có tại 1/4 thôn có sóng mạng di động Viettel.
+ Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được tăng cường và củng cố. Chỉ tiêu huấn luyện và tuyển quân hằng năm đạt 100%. Lực lượng dự bị động viên của huyện không ngừng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng, đạt 100% so với tổng biên chế; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 2,62% so với dân số; năm 2014 xã tổ chức diễn tập thành công tác chiến khu vực phòng thủ theo cơ chế 02/BCT của Bộ Chính trị. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được thường xuyên duy trì và phát triển, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm – khoáng sản, các vùng giáp ranh với huyện bạn, tỉnh bạn.