Đồng chí Tô Huy Rứa (bên phải) với đại biểu dự Hội nghị.Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị tổng kết năm 2012 và triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2013 đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu đề ra. Hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Hội nghị đã động viên khen thưởng, ghi nhận những thành tích xuất sắc của các tập thể và cá nhân trong năm 2012, khẳng định sự đóng góp tích cực của đội ngũ chúng ta vào công tác tổ chức xây dựng Đảng. Đặc biệt, Hội nghị của chúng ta rất phấn khởi được chào đón đồng chí Thường trực Ban Bí Trung ương Đảng, mặc dù bận nhiều công việc, nhưng vẫn dành thời gian tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thay mặt lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương và toàn thể Hội nghị, tôi xin trân trọng cám ơn đồng chí đã thay mặt Bộ Chính trị có những đánh giá tốt đẹp về công tác tổ chức xây dựng đảng trong năm vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng gửi tới đồng chí và toàn thể các đồng chí dự Hội nghị lời chúc mừng năm mới sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị tổng kết năm 2012 và triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2013 đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu đề ra. Hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Hội nghị đã động viên khen thưởng, ghi nhận những thành tích xuất sắc của các tập thể và cá nhân trong năm 2012, khẳng định sự đóng góp tích cực của đội ngũ chúng ta vào công tác tổ chức xây dựng Đảng. Đặc biệt, Hội nghị của chúng ta rất phấn khởi được chào đón đồng chí Thường trực Ban Bí Trung ương Đảng, mặc dù bận nhiều công việc, nhưng vẫn dành thời gian tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thay mặt lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương và toàn thể Hội nghị, tôi xin trân trọng cám ơn đồng chí đã thay mặt Bộ Chính trị có những đánh giá tốt đẹp về công tác tổ chức xây dựng đảng trong năm vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng gửi tới đồng chí và toàn thể các đồng chí dự Hội nghị lời chúc mừng năm mới sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị tổng kết năm 2012 và triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2013 đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu đề ra. Hội nghị đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Hội nghị đã động viên khen thưởng, ghi nhận những thành tích xuất sắc của các tập thể và cá nhân trong năm 2012, khẳng định sự đóng góp tích cực của đội ngũ chúng ta vào công tác tổ chức xây dựng Đảng. Đặc biệt, Hội nghị của chúng ta rất phấn khởi được chào đón đồng chí Thường trực Ban Bí Trung ương Đảng, mặc dù bận nhiều công việc, nhưng vẫn dành thời gian tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Thay mặt lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương và toàn thể Hội nghị, tôi xin trân trọng cám ơn đồng chí đã thay mặt Bộ Chính trị có những đánh giá tốt đẹp về công tác tổ chức xây dựng đảng trong năm vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng gửi tới đồng chí và toàn thể các đồng chí dự Hội nghị lời chúc mừng năm mới sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Năm 2012 khép lại với nhiều đặc điểm khó khăn của tình hình trong nước và thế giới; tác động không nhỏ đến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đánh dấu một năm đầy khó khăn, thách thức đối với công tác xây dựng Đảng, nhưng đồng thời cũng ghi nhận bản lĩnh, sự nỗ lực, quyết tâm cao của chúng ta trước những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Như dự thảo Báo cáo tổng kết đã trình bày tại Hội nghị, song song với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên về công tác tổ chức, cán bộ, cơ sở, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ, Ngành tổ chức xây dựng Đảng đã triển khai thực hiện khối lượng lớn công việc hệ trọng, phức tạp, trong thời gian ngắn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010-2015.
Có thể nói, trọng tâm và nổi bật trong năm 2012 là Ban Tổ chức Trung ương và ban tổ chức các cấp uỷ, tổ chức đảng đã làm nòng cốt trong việc tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện Nghị quyết đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thu hút được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc của các tập thể lãnh đạo và các cá nhân; cảnh báo, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng; chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp.
Trong năm 2012, cùng với việc tổ chức thực hiện nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên, Ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng, trong năm 2012 đã triển khai trên 30 đề án về các lĩnh vực này. Có thể nói, đây là các nhóm giải pháp lớn, quan trọng và khó khăn, vì trong mỗi nhóm giải pháp lại có nhiều đề án; có đề án phải xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn từ cơ sở, phải tổ chức hội nghị, hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cấp, các ngành; có đề án phải bắt đầu từ việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế trong và ngoài nước; có vấn đề đụng chạm đến nguyên tắc cơ bản của Đảng; cũng có việc phải thí điểm rồi mới sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm… và hầu hết là những vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, chưa có tiền lệ, đặt ra thách thức rất lớn, nhất là đối với đội ngũ làm công tác tổ chức xây dựng đảng.
Chúng ta đã trình Hội nghị lần thứ 5 và Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung Đảng khoá XI về chủ trương kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; thành lập Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương; tiến hành rà soát, đề xuất bổ sung sửa đổi chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương; rà soát về biên chế trong khối Đảng, đoàn thể…Nghiên cứu đổi mới công tác quy hoạch cán bộ, đồng thời nghiên cứu xây dựng và trình Hội nghị Trung ương 6 thông qua Đề án “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”; đã trình Bộ Chính trị thông qua quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội. Nghiên cứu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ; chủ động rà soát, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận nhiều chủ trương quan trọng về công tác cán bộ, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém trong đánh giá, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, chính sách cán bộ; việc phong, thăng cấp tướng trong lực lượng vũ trang; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược và nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về công tác cán bộ, về cơ sở đảng, đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ…
Năm 2012, chúng ta đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc để thảo luận, cho ý kiến về nhiều dự thảo quy chế, quy định, cụ thể hoá các giải pháp về đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và Kết luận số 24 của Bộ Chính trị. Nhiều cấp uỷ đã chủ động rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về tổ chức, cán bộ, đảng viên…. Một số cấp uỷ, tổ chức đảng đã chủ động triển khai việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý (Hà Nội) và đổi mới việc tuyển dụng, thi tuyển công chức và đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ theo hướng lựa chọn dân chủ cạnh tranh công khai, minh bạch, khách quan, bước đầu đạt kết quả tốt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ (TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Bắc Ninh…). Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Tổ chức Trung ương đã nghe trực tiếp về kết quả thi tuyển công chức năm 2012 và việc bổ nhiệm cán bộ theo quy trình mới của Tỉnh uỷ Thái Bình và nhận thấy, đây là cách làm tốt, thể hiện tinh thần tự sửa ngay, làm ngay những việc có thể sửa được, làm được theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Kết quả thi tuyển công chức trong năm 2012 ở Thái Bình cũng cho thấy, nếu quyết tâm làm và có cách làm tốt, chúng ta có thể lựa chọn được nguồn cán bộ có chất lượng và sẽ góp phần ngăn ngừa được tình trạng chạy chức, chạy quyền mà dư luận nêu lâu nay (trước đây ở Thái Bình thông thường có trên 40% đầu vào công chức là học tại chức, chuyên tu, trong đó có nhiều con cháu lãnh đạo tỉnh và huyện; qua thi tuyển công khai, số cháu học tại chức, chuyên tu chỉ trúng tuyển 1%; đồng thời có rất nhiều cháu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, có cả thạc sĩ và đông các cháu nữ tham gia thi và trúng tuyển).
Có thể khẳng định: Thực hiện Nghị quyết của Đảng, bám sát nhiệm vụ chính trị, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp uỷ các cấp, năm 2012, các cơ quan làm công tác tổ chức xây dựng Đảng đã nỗ lực phấn đấu, chủ động, tích cực hoàn thành có chất lượng một khối lượng công việc lớn, yêu cầu đòi hỏi cao, trong thời gian ngắn, được Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá tốt, đựơc các cấp uỷ, tổ chức đảng cũng như dư luận chia sẻ, đồng tình và ghi nhận. Việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2012 của chúng ta đã góp phần quan trọng vào giải quyết những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, bảo đảm sự lãnh đạo chỉ đạo của của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng.
Đạt được những kết quả nêu trên, có đặc điểm nổi bật trong năm 2012 là sự phối hợp, sẻ chia, cộng tác mật thiết giữa Ban Tổ chức Trung ương, các cơ quan làm công tác tổ chức với các ban, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Có thể nói, hầu hết các vấn đề lớn, các đề án, quy chế, quy định mới và bổ sung, sửa đổi do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì đều có sự tham gia đóng góửcất tích cực của các ban, bộ, ngành, địa phương dưới hình thức này hoặc hình thức khác; một số quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 và trong một số đề án là sự tập hợp, chắt lọc từ ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương. Thái độ cộng đồng, chia sẻ còn thể hiện ở sự giúp đỡ, tạo điều kiện đối với cán bộ của Ban Tổ chức Trung ương và cơ quan tổ chức các cấp trong nắm tình hình ở các bộ, ngành, địa phương, trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, xin ý kiến đóng góp; sự động viên, khuyến khích đối với những việc mà Ban Tổ chức Trung ương làm được, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết, những việc chưa làm được để Ban Tổ chức Trung ương có sự cố gắng cao hơn.
Thay mặt Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, tôi xin ghi nhận những tình cảm tốt đẹp, tinh thần hợp tác, giúp đỡ, cộng đồng, sẻ chia trách nhiệm của các ban, bộ, ngành, các cấp uỷ, tổ chức đảng và nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà Ngành Tô chức xây dựng Đảng đã đạt được trong năm 2012.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác tổ chức xây dựng đảng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục như ý kiến của đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đại biểu đã nêu. Tổ chức của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa thực sự tinh gọn, hiệu quả; mối quan hệ chưa rõ ràng, nhất là giữa tổ chức đảng ngành dọc với địa bàn, giữa đảng uỷ với đảng đoàn, ban cán sự đảng…; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp huyện; cơ quan tham mưu, giúp việc mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cấp tỉnh, cấp huyện…còn thiếu hoặc chồng chéo.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp tuy đã có bước tiến bộ về nhiều mặt nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu, ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ, và nhất là không bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi (số liệu thống kê cho thấy: trên 53% uỷ viên thường vụ và trên 63% thường trực các tỉnh uỷ, thành uỷ sẽ không đủ tuổi tái cử nhiệm kỳ tới. Trong đó, thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ của 15 tỉnh, thành phố không có đồng chí nào tái cử; ở 30 tỉnh, thành phố chỉ có 01 đồng chí trong thường trực tái cử…). Công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ, nhất là việc phát hiện và sử dụng người có đức có tài, việc bảo đảm 3 độ tuổi trong quy hoạch cấp uỷ và ban lãnh đạo các ngành, các cấp cũng đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Dư luận vẫn rất băn khoăn về tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp…chưa được khắc phục. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn thấp. Môi trường làm việc, chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tạo được động lực để thu hút, khuyến khích, phát huy năng lực, ý chí phấn đấu vươn lên của đội ngũ cán bộ. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác phát triển, sinh hoạt và quản lý đảng viên ở nhiều lĩnh vực, nhất là ở các doanh nghiệp và cơ sở còn nhiều vấn đề đặt ra; vai trò của tổ chức đảng trong một số loại hình còn mờ nhạt. Việc sử dụng và quản lý đảng viên có vấn đề về lịch sử chính trị và việc giải quyết những vấn đề về chính trị hiện nay cũng đòi hỏi những yêu cầu và giải pháp mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên một số mặt chưa rõ nét. Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ là những vấn đề rất khó, cần cụ thể hoá bằng quy chế, quy định. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng, tuy đã được tăng cường nhưng ở nhiều nơi còn thiếu về số lượng, chậm đổi mới về tư duy, phương pháp, cách làm; thiếu chính sách thu hút cán bộ làm công tác nghiên cứu, tham mưu, nhất là tham mưu ở cấp chiến lược.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng, đến uy tín, sự lãnh đạo của Đảng và phát triển đất nước, đòi hỏi chúng ta phải thực sự nghiêm túc nhìn nhận và tìm cách khắc phục.
Năm 2013, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn. Tình hình quốc tế với xu hướng hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là hướng chủ đạo nhưng tiềm ẩn nhiều biểu hiện phức tạp, bất trắc, khó lường, nhất là thiên tai, dịch bệnh, sự cạnh tranh về kinh tế- thương mại, sự giành giật về thị trường, nguồn vốn, tài nguyên, năng lượng, tình hình tranh chấp Biển Đông... Tình hình trong nước tuy có những thuận lợi do thành tựu và kinh nghiệm của quá trình đổi mới mang lại nhưng sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đối với đồng bào các dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, tình trạng thoái hoá, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và sự chống phá của các thế lực thù địch, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác xây dựng đảng và sự phát triển của đât nước.
Về nhiệm vụ của Ngành, bên cạnh những thuận lợi do thành quả công tác của năm 2012 mang lại, thì khối lượng và tính chất công việc năm 2013 sẽ có sự đòi hỏi rất cao. Theo Chương trình làm việc năm 2013 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sẽ có trên 30 đề án thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng, trong đó chưa bao gồm nhiệm vụ về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; công tác luân chuyển đào tạo cán bộ và việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương… Đi đôi với khối lượng công việc lớn là mức độ hết sức khó và phức tạp của nhiều đề án, nhiều vấn đề đặt ra. Bởi vì chúng ta đang nghiên cứu, giải quyết những vấn đề mấu chốt nhất của công tác tổ chức xây dựng đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền, lãnh đạo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; với yêu cầu ngày càng cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội; hầu hết đều là những vấn đề mới, chưa có trong tiền lệ và do vậy đương nhiên sẽ có rất nhiều khó khăn.
Bối cảnh, tình hình và nhiệm vụ đó, đòi hỏi chúng ta, những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng phải có dũng khí, sự quyết tâm cao và tinh thần chủ động, sáng tạo, mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ, công tác đề ra. Phương hướng công tác và nhiệm vụ cụ thể về công tác tổ chức xây dựng đảng năm 2013 đã được nêu trong dự thảo báo cáo trình Hội nghị và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư. Tôi xin nhấn mạnh vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần tập trung tham mưu cho các cấp uỷ, tổ chức đảng đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng đảng về tổ chức, cán bộ, được chỉ ra hoặc tự phát hiện trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua; những công việc gì, những nội dung gì có thể làm được, sửa được, thì làm ngay, sửa ngay, không nhất thiết phải chờ vào quy định, hướng dẫn của Trung ương. Ví dụ như việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ; việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo quản lý; việc đổi mới quy trình tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ… theo hướng dân chủ cạnh tranh, khách quan, công bằng, minh bạch, công khai, như một sô tỉnh uỷ, thành uỷ vừa qua đã chủ động triển khai.
Thứ hai, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) và Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX), đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về phương thức lãnh đạo của Đảng, để tham mưu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; nghiên cứu đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng quy chế về quan hệ công tác giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ với Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với các ban Trung ương Đảng, tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Đảng đoàn Quốc hội; sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cấp tỉnh; quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cấp huyện, của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; mô hình tổ chức của đảng bộ tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước; sửa đổi, bổ sung các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ các đảng bộ, chi bộ ở xã, phường và các loại hình doanh nghiệp…; tiếp tục tham mưu về tổ chức, bộ máy và nhân sự ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, ban nội chính và ban kinh tế ở Trung ương và các địa phương, sớm đưa các ban này vào hoạt động.
Thứ ba, tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý; bảo đảm chất lượng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo; chú trọng bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi trong quy hoạch cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; nghiêm túc thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; đồng thời khi phê duyệt quy hoạch, cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của cấp dưới, bảo đảm phương châm “mở”, “động”, liên thông giữa quy hoạch của cấp dưới với quy hoạch của cấp trên, giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành, các cấp với nhau.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác luân chuyển đào tạo cán bộ; đưa cán bộ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở bộ, ngành Trung ương, giữ chức vụ bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; cán bộ cấp cục, vụ và tương đương giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, trưởng ban, phó trưởng ban, giám đốc, phó giám đốc sở, ngành tỉnh, thành phố. Tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kế hoạch luân chuyển, đào tạo đối với cán bộ trong quy hoạch cấp chiến lược. Kết hợp luân chuyển để đào tạo cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp uỷ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và thực hiện chủ trương bố trí các đồng chí bí thư cấp uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương (khoảng 20%-25% đối với cấp tỉnh và khoảng 50% đối với cấp huyện).
Thứ năm, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, khẩn trương nghiên cứu xây dựng mới và bổ sung, sửa đổi các quy chế, quy định về tổ chức, cán bộ, cơ sở đảng, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cán bộ, thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Trong đó có rất nhiều vấn đề quan trọng như: quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ; quy định trách nhiệm, quyền hạn người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; quy định về phân cấp quản lý cán bộ, về bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, về luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ; xây dựng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ; chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và chính sách đối với cán bộ về công tác ở các địa bàn khó khăn…
Thứ sáu, tiếp tục thí điểm và sơ kết, tổng kết các đề án thí điểm bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện; đề án thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; chủ trương về việc đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh trực tiếp bầu bí thư cấp uỷ có số dư; nghiên cứu thí điểm giao quyền cho bí thư cấp uỷ lựa chọn, giới thiệu để bầu cử bổ sung uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ; cấp trưởng lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; nghiên cứu thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị; chế độ tiến cử, tập sự lãnh đạo và định kỳ thi, sát hạch đối với cán bộ…
Qua thí điểm, sơ kết, tổng kết, những vấn đề gì đã rõ, đã chín muồi, ý kiến thống nhất cao thì chuyển thành Luật, Điều lệ, quy chế, quy định để thực hiện; những vấn đề chưa đủ chín muồi, ý kiến còn khác nhau thì tiếp tục thí điểm để đánh giá về tính khả thi.
Thứ bảy, tham mưu về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, bao gồm việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội; sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; rà soát đội ngũ cán bộ, tham mưu việc sắp xếp, bố trí cán bộ và việc bổ sung, kiện toàn Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bổ sung, kiện toàn ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ các cấp, chuẩn bị một bước về nhân sự cấp uỷ nhiệm kỳ tới.
Thứ tám, đồng thời với tham mưu xây dựng quy hoạch cấp uỷ, quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý, tiến hành tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch đội ngũ làm công tác tổ chức các cấp, bảo đảm có kiến thức, có năng lực thực tiễn tốt, công tâm, trung thực, khách quan, đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Vui mừng, phấn khởi với những thành tích đạt được trong năm 2012, nhưng chúng ta cũng không khỏi lo lắng về nhiệm vụ hết sức nặng nề, có nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2013. Tuy vậy, với thành tựu, kinh nghiệm công tác của năm 2012, cộng với tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm cố gắng, tận tâm, tận lực của đội ngũ chúng ta, Tôi tin tưởng rằng, Ngành Tổ chức xây dựng Đảng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ, tổ chức đảng đã tin tưởng giao cho.
Thay mặt lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, tôi xin cám ơn đồng chí Thường trực Ban Bí thư đã dành thời gian đến dự và chỉ đạo Hội nghị; cám ơn các đồng chí đại biểu, các cơ quan truyền hình, báo chí của Trung ương và Hà Nội đã về dự và đưa tin về Hội nghị. Nhân dịp năm mới Quý Tỵ sắp đến tôi xin chúc các đồng chí và gia đình một năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Ngành Tổ chức xây dựng Đảng đạt được nhiều thành tích mới trong năm 2013.